GIAO DỊCH THEO MÔ HÌNH GIÁ HARMONIC BÀI 2: Mô hình Gartley
18/01/2012
1. Giới thiệu khái quát mô hình Gartley
Mô hình Gartley được khám phá bởi H.M. Gartley, người lần đầu tiên minh họa mô hình này trong cuốn sách "Những lợi nhuận từ thị trường chứng khoán” xuất bản năm 1935. Mô hình bao gồm 1 sóng chủ lớn theo sau là 2 sóng chủ nhỏ hồi lại (pullback impulsive wave). Các hình vẽ dưới đây mô phỏng các ví dụ về mô hình Gartley lý tưởng cả bullish và bearish. Trong ví dụ bullish thì XA tượng trưng cho sóng chủ lớn với sự đảo chiều của giá tại A. Tương ứng với tỷ lệ Fibonacci thì AB hồi lại sẽ ở mức 61.8% của đoạn giá A trừ X. Tỷ lệ này được biểu diễn theo đoạn XB.
Giá tại D là điểm mua (bullish) hoặc bán (bearish). Tại điểm D thì tỷ lệ hồi lại mục tiêu giá cao hơn ban đầu là 61.8% của đoạn CD. Dao động giá từ điểm D đến điểm kế tiếp thường mang lại lợi nhuận rất cao. Những dao động từ điểm D diễn ra rất nhanh và mạnh và chúng theo mô hình này chính xác đến 60% hoặc hơn 60% thời gian.
2. Quy tắc:
- Về lý tưởng thì AB bằng với CD về độ dài thời gian.
- Điểm D hồi lại 62-72% so với đoạn XA.
- Đoạn XD về lý tưởng là 78.6% so với đoạn XA.
- Về lý tưởng thì CD bằng AB.
- Vào trạng thái mua hoặc bán tại điểm D (Mua với mô hình Bullish Gartley và bán với mô hình Bearish Gartley).
- Điểm X thường được đánh giá là giá trị dừng lỗ. Mục tiêu chốt lời lý tưởng cho mô hình Bullish Gartley là D + (0.618 x CD) và mục tiêu chốt lời lý tưởng cho mô hình Bearish Gartley là D - (0.618 x CD).
- Vị trí mô hình xuất hiện tùy thuộc vào xu hướng giá chủ đạo: Mô hình Bullish Gartley xuất hiện trong xu hướng tăng giá, mô hình Bearish Gartley xuất hiện trong xu hướng giảm giá.
(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)
Nguồn: sanvangonline
Tags:
Chiến thuật giao dịch
..